Công nghệ tế bào gốc được phát triển dựa trên các ứng dụng của tế bào gốc đã mở ra kỷ nguyên mới cho Y học thế giới. Nó được xem là liệu pháp điều trị mang lại kết quả tốt hiện nay. Bạn đã biết gì về các ứng dụng của tế bào gốc trong y học hiện nay?
1. Tế bào gốc dùng để làm gì?
Tế bào gốc là viên gạch đầu tiên của các cơ quan trong cơ thể. Tế bào gốc có hai đặc điểm mang tính quyết định. Một là tế bào gốc có khả năng tự tạo mới, đơn giản nghĩa là chúng có thể phân chia để tạo nên nhiều tế bào khác nữa (khả năng đi xuyên suốt các chu kỳ sinh sản của tế bào nhưng vẫn giữ được tình trạng không biệt hoá). Hai là chúng có tiềm năng biệt hóa, nghĩa là chúng có thể tạo thành nhiều loại tế bào chức năng khác nhau trong cơ thể.
Ví dụ về các tế bào chức năng khác nhau: Tế bào da có chức năng bảo vệ cơ thể. Tế bào thần kinh có chức năng phản xạ, điều phối cơ chế vận động của cơ thể. Tế bào gan có chức năng thải độc. Tế bào thận có chức năng lọc máu.
Các tế bào chức năng bị tổn thương đồng nghĩa với việc cơ thể bị tổn thương. Lúc này, tế bào gốc phát huy “công dụng” của nó. Một trong hai khả năng đặc biệt của tế bào gốc là “tạo ra” những tế bào chức năng khác trong cơ thể. Vậy tế bào gốc dùng để làm gì? Khi tế bào gốc phân chia ra, nó tạo ra thêm nhiều tế bào gốc mới và có thể tạo thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể. Tế bào gốc liên tục thay thế các tế bào tổn thương, tế bào chết, giúp cho cơ thể luôn mới và khỏe, làm chậm quá trình lão hóa. Các ứng dụng của tế bào gốc đều dựa trên chức năng đặc biệt này.
Việc tăng sinh tế bào gốc giúp thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể. Số lượng tế bào gốc trong cơ thể giảm dần theo tuổi tác, đây cũng chính là quá trình lão hóa tự nhiên. Do đó, tầm quan trọng của việc tăng sinh tế bào gốc tỷ lệ thuận với tuổi tác.
Trong nhiều trường hợp, khả năng hồi phục của cơ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp mắc bệnh liên quan đến việc một số lượng tế bào lớn bị hủy diệt, ví dụ như bệnh nhồi máu cơ tim, đột qụy hay sau khi trải qua quá trình hóa, xạ trị. Tăng sinh tế bào gốc nội sinh giúp tái tạo các vùng mô đã bị tổn thương nhanh hơn. Việc này rất quan trọng để người bệnh có thể phục hồi sớm và trải qua quá trình điều trị thành công.
Những tế bào gốc có sẵn trong cơ thể chúng ta gọi là tế bào gốc nội sinh. Để phát huy tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn chuyển hóa, tổn thương tế bào như tim mạch, tiểu đường, Parkinson, … thì tế bào gốc nội sinh phải luôn duy trì và đạt một số lượng nhất định.
Khi càng lớn tuổi, số lượng tế bào gốc càng giảm khiến số lượng tế bào gốc không đủ để “đảo ngược” quá trình bệnh lý và cơ thể lão hóa nhanh hơn. Vì vậy, có thể nói tăng sinh tế bào gốc nội sinh là việc làm cần thiết để phòng tránh bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Đừng đợi đến khi mắc bệnh rồi mới tìm cách tăng sinh tế bào gốc nội sinh.
2. Ứng dụng của tế bào gốc trong Y học
Ứng dụng của tế bào gốc rõ nhất trong việc: Làm lành vết thương, khôi phục chức năng vận động, giảm bớt gánh nặng do bệnh tật gây ra.
Trong điều trị bệnh không do gen tế bào gốc dùng để làm gì? Việc sử dụng tế bào gốc có thể điều trị các bệnh đái tháo đường, tổn thương cột sống, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch,… Các bệnh do gen gây ra, liệu pháp tế bào có thể hỗ điều trị các bệnh xơ hóa nang, bệnh Huntington…
Tế bào gốc được sử dụng như một phương pháp điều trị là thông qua liệu pháp cấy ghép tế bào gốc. Tế bào gốc được đưa ra ngoài cơ thể, bản thân chúng hay những tế bào được biệt hóa từ chúng được nhân lên trong điều kiện đặc biệt nghiêm ngặt, sau đó được cấy lại cơ thể nhằm tái tạo mô. Các tế bào được cấy ghép đó sẽ sửa chữa thay thế các mô tổn thương. Trong một số trường hợp, cấy tế bào gốc ngoại sinh là giải pháp duy nhất (như điều trị ung thư máu) để điều trị bệnh mặc dù chi phí cho phương pháp này rất lớn, đòi hỏi chuyên môn cao và vẫn có các rủi ro sau điều trị như cơ chế đào thải, khả năng tạo đột biến …
Cùng với liệu pháp tế bào, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một giải pháp mới đó là kích thích tăng sinh tế bào gốc nội sinh từ ngay bên trong cơ thể. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều thay đổi trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe.
(Tổng hợp)
VIỆN PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: Số 17, ngõ 34 Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0246 661 5056 - Email: info@medpharin.vn
Website: http://medpharin.vn/
Copyright © 2019 by Medpharin