Cảm biến sinh học y tế giúp phát hiện nhanh cơn đau tim

Cảm biến sinh học y tế giúp phát hiện nhanh cơn đau tim


Các nhà khoa học Đài Loan (Trung Quốc) đang phát triển một bộ cảm biến sinh học y tế có chi phí rẻ dùng cho thử máu di động, trong vòng năm phút nó có thể đo nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu giúp phát hiện nhanh chóng cơn đau tim.

Thiết bị này được biết đến như là một GaN (gallium nitride), chế tạo dựa trên bóng bán dẫn điện tử cao, hoặc HEMT. Phân tích chỉ một giọt máu từ ngón tay, trong vòng năm phút nó có thể đo nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong máu.

 

Các nhà khoa học Đài Loan đang phát triển một bộ cảm biến sinh học y tế có chi phí rẻ phát hiện nhanh cơn đau tim.

Mức CRP tăng cao cho thấy có sự viêm nhiễm có thể liên quan đến cơn đau tim hoặc đột quỵ tiềm ẩn sắp xảy ra hoặc bệnh động mạch vành.

Các cảm biến sinh học kết hợp các bóng bán dẫn hiệu ứng cùng với vật liệu Gallium nitride hoàn toàn không có vấn đề gì trong ảnh hưởng đến phân tích máu, và mặc dù nó đắt hơn silicon, HEMT được sử dụng trong cảm biến sinh học mới vì vậy hy vọng thiết bị sẽ rẻ tiền hơn khi được sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, nếu các thụ thể hóa học khác nhau được tích hợp trong thiết bị, bạn có thể thử máu cho các công thức sinh học khác ngoài CRP, và do đó cảnh báo các điều kiện phát sinh bệnh khác…

Giáo sư Yu Lin Lin, đồng tác giả của nghiên cứu nói: “Thiết bị này cuối cùng sẽ có hình dạng như một thiết bị cầm tay nhỏ, có thể dễ dàng kết nối với điện thoại thông minh thông qua Bluetooth hay Wi-Fi.
Các dữ liệu có thể được thu thập trong một ứng dụng và người dùng có thể gửi dữ liệu đó cho bác sĩ điều trị riêng của họ”.

Các nhà khoa học tin rằng một phiên bản thương mại bộ cảm biến sinh học này có thể sẵn sàng ra mắt trong một năm tới.

(Tổng hợp)

Trở lại đầu trang