1. Liệu pháp Miễn dịch là gì?
Liệu pháp Miễn dịch trong điều trị Ung thư là một phương thuốc mới để điều trị Ung thư sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể. Hệ miễn dịch của bạn bảo vệ bạn từ những tác nhân có hại như vi khuẩn và vi rút. Khi hệ miễn dịch làm việc tốt, nó tấn công những tác nhân không có trong cơ thể của bạn. Hệ miễn dịch cũng thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bạn từ những tấn công xảy ra ngay trong cơ thể. Các loại thuốc trong Liệu pháp Miễn dịch dùng để điều trị Ung thư Phổi giúp cho cơ thể bạn nhận diện Ung thư là tác nhân ngoại lai và có hại nên cơ thể bạn cần chiến đấu với nó.
Liệu pháp miễn dịch có tác dụng trong việc:
- Làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
- Ngăn tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể
- Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn
2. Liệu pháp Miễn dịch điều trị ung thư phổi hoạt động như thế nào?
Hệ miễn dịch được tạo thành từ các tế bào, các mô và các cơ quan, chúng liên lạc với các yếu tố khác để bảo vệ cơ thể. Hệ miễn dịch sử dụng các cách khác nhau để thông báo cho các tế bào thu thập thông tin về việc liệu có tấn công kẻ xâm phạm hay để mặc chúng.
Một cách mà hệ miễn dịch của bạn liên lạc là thông qua sự kết nối giữa các phân tử trên bề mặt của tế bào miễn dịch (giống các tế bào Lympho T được biết đến là tế bào T) và các tế bào lạ (giống như các tế bào ung thư).
Các tế bào Ung thư đã tìm nhiều cách để ngăn không cho hệ miễn dịch phá hủy chúng. Một trong những cách các tế bào ung thư thực hiện việc ngăn chặn này là sản sinh ra một loại protein được gọi là PD-L1. Loại Protein này liên kết với thụ thể PD-1 trên tế bào T và ức chế tế bào T. Điều này ngăn không cho hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào Ung thư. Hiện tại, FDA đã phê duyệt các loại thuốc sử dụng trong Liệu pháp Miễn dịch điều trị Ung thư Phổi có hiệu quả trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư ức chế tế bào T. Các loại thuốc được phê duyệt hoặc là nhắm tới protein PD-L1 hoặc nhắm tới thụ thể PD-1. Chúng nhắm tới đối tượng nào không phải là vấn đề vì chúng có cùng mục tiêu là ngăn chặn hoặc “ức chế” sự tiếp xúc giữa protein PD-L1 và thụ thể PD-1 trên tế bào T.
Quá trình ngăn chặn này sẽ tái kích hoạt tế bào T và giúp hệ miễn dịch hoạt động trở lại và tấn công chống lại tế bào Ung thư. Có nhiều loại thuốc trong chương trình thử nghiệm Liệu pháp Miễn dịch cho bệnh Ung thư Phổi. Một vài loại thuốc này nhắm tới những yếu tố khác trong Hệ miễn dịch.
3. Điểm khác biệt giữa liệu pháp miễn dịch và phương pháp hoá trị/xạ trị
Hóa trị và xạ trị tác động trực tiếp lên ung thư, bằng cách làm hỏng DNA của các tế bào ung thư hoặc bằng cách ngăn chúng phân chia. Liệu pháp miễn dịch sử dụng hệ thống miễn dịch của riêng bạn để điều trị ung thư.
Cơ thể chúng ta có một đường ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh. Một số bệnh ung thư sử dụng đường đó để ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công chúng. Thuốc trị liệu miễn dịch ngăn chặn con đường này và cho phép hệ thống miễn dịch tấn công ung thư. Nó giống như lấy phanh ra khỏi hệ thống miễn dịch của bạn.
4. Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch là gì?
Tác dụng phụ phổ biến nhất là mệt mỏi. Các tác dụng phụ phổ biến tiếp theo là phát ban, ngứa và tiêu chảy, chúng ta có thể cho dùng steroid để điều trị. Khi bạn bắt đầu kết hợp các loại thuốc trị liệu miễn dịch để tăng khả năng hệ thống miễn dịch tấn công ung thư, thì sẽ thấy tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn. Với liệu pháp miễn dịch, một số tác dụng phụ có thể kéo dài. Ví dụ, nếu hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp của bạn, nhiều khả năng bạn sẽ cần phải sử dụng hormone tuyến giáp lâu dài. Cũng có tác dụng phụ tăng lên nếu bạn thêm thuốc trị liệu miễn dịch vào hóa trị.
Nếu bệnh nhân có các loại tác dụng phụ này và họ phải ngừng dùng thuốc điều trị miễn dịch, bệnh của họ vẫn có thể đáp ứng. Hệ thống miễn dịch có thể phát triển trí nhớ và tiếp tục kiểm soát ung thư, ngay cả khi bạn không còn nhận được thuốc.
(Tổng hợp)
VIỆN PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: Số 17, ngõ 34 Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0246 661 5056 - Email: info@medpharin.vn
Website: http://medpharin.vn/
Copyright © 2019 by Medpharin