Ứng dụng tế bào gốc dây rốn vào điều trị tiểu đường

Ứng dụng tế bào gốc dây rốn vào điều trị tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính rất thường gặp. Với công nghệ tế bào gốc ngày càng phát triển, càng có nhiều người nghĩ đến phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc. Phương pháp này có thể giảm bớt biến chứng do tiểu đường gây ra.

1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là dạng tế bào đặc biệt, có khả năng tự tái tạo và biệt hoá thành những tế bào chuyên biệt. Chính những đặc điểm này mà tế bào gốc đang được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh di truyền, bệnh do cơ quan tạo máu, bệnh miễn dịch.

Tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn có thể được sử dụng trong điều trị và hỗ trợ hơn 80 bệnh lý bao gồm bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn (tiểu đường) hoặc các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh)...

Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy...

Vì vậy, ngoài điều trị huyết học, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.Tế bào gốc có thể lấy từ 3 nguồn: Máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn.

Tuy nhiên việc lưu trữ tế bào gốc máu ngoại vi và tủy xương đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, có xâm lấn và tốn kém hơn nên máu cuống rốn được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, tế bào gốc được lấy từ máu cuống rốn là những tế bào nguyên thủy hơn so với tế bào gốc được lấy từ máu ngoại vi và tủy xương. Nghĩa là tế bào gốc máu cuống rốn có độ thích ứng cao hơn, phát triển nhanh hơn và tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh.

Nếu lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn, trong tương lai, người bệnh khi cần sử dụng tế bào gốc để hỗ trợ, điều trị bệnh, đây sẽ là nguồn tế bào gốc phù hợp nhất, không gây ra những phản ứng thải ghép của cơ thể. Thậm chí nếu người thân trong gia đình cần sử dụng tế bào gốc để điều trị thì khả năng phù hợp giữa người bệnh và mẫu tế bào gốc của trẻ sẽ cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không cùng huyết thống.

2. Ứng dụng của tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Tùy vào mức độ tiểu đường (tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3), mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin. Tuy nhiên, các liệu pháp này chỉ có tác dụng trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường. Nó không giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh tiểu đường đó là: suy giảm chức năng tế bào beta ở tuyến tụy.

Theo các nghiên cứu tại Anh và Mỹ, tế bào gốc lấy từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh có thể giúp bệnh nhân tiểu đường type 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin. Các nhà khoa học đã tách chiết một lượng lớn tế bào gốc để sản xuất ra hợp chất C-peptide. Đây là tiền protein của insulin, thay thế cho các tế bào beta tụy đã hư hại hoặc bị phá hủy. Theo đó, trên các đối tượng bệnh nhân này, lượng insulin trong máu sẽ được phục hồi, giúp cân bằng nồng độ glucose sau khi được cấy tế bào gốc. Nghiên cứu này được xem là bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng tế bào gốc và cũng mở ra hy vọng cho những bệnh nhân tiểu đường type 1 thay vì phải phụ thuộc insulin suốt đời.

Công nghệ tế bào gốc phù hợp với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Sau 1 thời gian điều trị bằng tế bào gốc, bệnh nhân tiểu đường có những tiến triển rõ rệt. Cụ thể như sau:

- Ổn định đường huyết.

- Giảm lượng đường trong máu.

- Giảm 50-70% việc tiêm thuốc Insulin.

- Phục hồi chỉ số miễn dịch.

- Tỷ lệ biến chứng tiểu đường xấp xỉ bằng 0.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người tiểu đường.

- Kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Những tác động tích cực sau khi dùng tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường:

- Cải thiện tâm sinh lý cho bệnh nhân.

- Phục hồi khả năng tái tạo máu.

- Cải thiện tình trạng rối loạn dinh dưỡng ở người tiểu đường.

(Tổng hợp)

Trở lại đầu trang