Ứng dụng công nghệ nano trong ngành Y Dược

Ứng dụng công nghệ nano trong ngành Y Dược

Trong lĩnh vực y học, công nghệ nano hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người. Với việc lồng ghép công nghệ tiên tiến mới này với phương pháp y học cổ truyền có thể mở ra hy vọng cho những bệnh lý vốn được coi là vô phương cứu chữa.

1. Ứng dụng rộng rãi của công nghệ Nano

Giới khoa học đều dự báo sớm hay muộn, công nghệ nano sẽ chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực khoa học chủ đạo, hứa hẹn sẽ lấp đầy mọi nhu cầu trong cuộc sống của con người. Trong tương lai, công nghệ nano có thể cứu sống loài người khỏi căn bệnh ung thư, tạo ra những bộ quần áo chống bụi bẩn, thậm chí thay đổi cả các loại đồ ăn. Ứng dụng của công nghệ nano rõ ràng là vô hạn. Công nghệ nano, với những robot có kích thước rất nhỏ (nanobot) được đưa vào cơ thể có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị ngay từ bên trong.

Một sự thật dễ nhận thấy rằng, các nanobot sẽ giúp việc chữa trị hiệu quả hơn so với những biện pháp truyền thống. Chúng có kích thước rất nhỏ, đồng nghĩa với khả năng mang một khối lượng thuốc nhỏ cùng những thao tác hạn chế, nhiều bác sĩ cùng các nhà khoa học cho rằng việc tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh từ bên trong mà không cần phải mổ sẽ là một biện pháp vô cùng hữu hiệu.

Khác với các biện pháp truyền thống như tiêm hoặc uống thuốc, một phần thuốc sẽ bị pha lẫn vào máu hoặc hệ tiêu hóa, do đó chỉ một phần nhỏ có tác dụng chữa trị, đội ngũ robot siêu nhỏ có thể di chuyển trực tiếp đến vùng bị bệnh và tiêm thuốc, nên hiệu quả của thuốc sẽ cao hơn và bệnh nhân cũng chịu ít tác dụng phụ hơn. 

Công nghệ nano có khả năng tiềm tàng rất lớn, hứa hẹn đem lại rất nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có ngành dược. Trên thực tế, chúng ta đã trải qua 3 thế hệ sản xuất và sử dụng thuốc nam:

- Phương pháp chế tạo thuốc nam cổ truyền

- Phương pháp bào chế thuốc nam hiện đại

- Thuốc tây sử dụng các dược chất từ thiên nhiên

Đến nay đang là thế hệ thứ tư với Công nghệ nano hiện đại, mở ra hy vọng mới cho người bệnh khi được sử dụng các loại nam dược với hiệu quả điều trị cao nhất.

2. Ứng dụng công nghệ Nano trong sản xuất dược phẩm

Trong sản xuất dược và thực phẩm chức năng, Công nghệ nano dần chứng tỏ ưu thế vượt trội về khả năng hấp thu và hiệu quả điều trị, đặc biệt cho những bệnh lý như ung thư, xương khớp, đái tháo đường... Thực tế lâm sàng chứng minh rằng, những phân tử thuốc ở kích thước nano giúp làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể, từ đó làm tăng hiệu quả điều trị lên hàng trăm lần.

Một số tác dụng ưu việt của các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng được ứng dụng Công nghệ nano có thể kể đến:

  • Tác động hướng đích hiệu quả: Nhờ những nghiên cứu dựa trên các hiệu ứng vật lý, hóa học, sinh học,... các nhà khoa học đã tính toán và hướng các hạt nano chứa thuốc tác động đến trúng đích cần điều trị, nghĩa là chỉ phát huy tác dụng đối với những tế bào bệnh dựa trên những đặc điểm khác biệt so với các tế bào lành như nhiệt độ, độ pH, khe hở tế bào...
  • Không gây ảnh hưởng đến các mô lành: Các loại thuốc thông thường khi vào trong cơ thể thường ít hòa tan, dễ bị đào thải, gây tác dụng phụ và nhất là không phân biệt được tế bào thường và tế bào bệnh nên thường tiêu diệt đồng thời cả hai loại tế bào này. Với cơ chế tác động hướng đích hiệu quả, thuốc và thực phẩm chức năng sử dụng công nghệ nano không gây ảnh hưởng tới các mô lành. Chúng được thiết kế ở kích cỡ tối ưu, có khả năng phân biệt các tế bào, biết giữ và nhả thuốc khi ở trong môi trường có nhiệt độ và độ pH thích hợp.
  • Ít gây tác dụng phụ: Như đã nói ở trên, các loại thuốc và thực phẩm chức năng sử dụng các nguyên liệu được ứng dụng công nghệ nano thông minh chỉ tác động lên các tế bào gây bệnh dựa trên những điểm khác biệt so với các tế bào lành, do đó có thể hạn chế được nhiều những tác dụng không mong muốn
  • Bên cạnh đó, khoa học cũng đã chứng minh, công nghệ nano giúp khắc phục những nhược điểm của các loại thuốc truyền thống như độ hòa tan, khả năng thẩm thấu, tỉ lệ đào thải... giúp đem lại hiệu quả chữa trị tối ưu cho người bệnh.
(Tổng hợp)
Trở lại đầu trang