In 3D mô hình xương hàm trong y học hiện đại

In 3D mô hình xương hàm trong y học hiện đại

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới – in 3D mô hình xương hàm của bệnh nhân rất nhanh chóng, giá thành rẻ với độ chính xác lên đến hơn 99,9% đang từng bước làm cho việc chẩn đoán tiền phẫu thuật, phẫu thuật trở nên đơn giản hơn.

Hiện nay, nhu cầu về chỉnh hình hàm mặt ngày càng nhiều từ những người bị hô, móm, vẩu xương hàm muốn phẫu thuật thẩm mỹ để có khuôn mặt đẹp hơn đến những người bị tai nạn bị biến dạng xương hàm mặt, những bệnh nhân bị u men xương hàm dẫn đến xương hàm bị tiêu hủy cần phải phẫu thuật để tái tạo mặt, hàm. 

Đối với cách thực hiện truyền thống bác sĩ sẽ căn cứ vào hình chụp ct của bệnh nhân rồi thực hiện việc xác định cắt bỏ phần xương thừa (chỉnh hô – móm); xác định phần xương cần ghép (đối với phẩu thuật hàm mặt bị biên dạng do tai nạn); cắt bỏ  đoạn xương hàm bị u, cắt đoạn xương (thường là từ xương sườn của bệnh nhân – đối với phẫu thuật u xương hàm) để ghép tái tạo lại đoạn xương hàm đã mất ngay khi phẫu thuật và nẹp ti tan, để xương hàm không còn thiếu hổng sau đó mới làm răng giả để phục hồi chức năng nhai.

Máy in 3D với các ứng dụng tuyệt vời trong tạo mẫu đang từng bước giải quyết các khó khăn trên một cách triệt để. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến của thế giới – in 3D mô hình xương hàm của bệnh nhân rất nhanh chóng, giá thành rẻ với độ chính xác lên đến hơn 99,9% đang từng bước làm cho việc chẩn đoán tiền phẫu thuật, phẫu thuật trở nên đơn giản hơn.

Khi có được mô hình in 3D đó, các sai sót không những được giảm mà hầu hết là tránh được. Các bác sĩ sẽ có được cái nhìn chân thực, chính xác và nhất quán. Việc chẩn đoán, tiên liệu quá trình phẫu thuật, xử lý các mảnh xương cắt bỏ, xương ghép, nẹp ti tan, vị trí các đoạn xương cần cắt bỏ, vị trí ghép nối đều được xử lý cụ thể trên mô hình xương 3D. Với độ chính xác của mô hình gần như tuyệt đối, khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ nhanh chóng xác định đúng vị trí cần phẫu thuật, thực hiện chính xác các giai đoạn cần làm đã được tiên liệu và xử lý. Thêm vào đó, vì có độ chính xác cao từ các khớp đến bề mặt răng việc tái tạo khớp nhai cho bệnh nhân cũng nhanh chóng được thực hiện với mô hình trên mà không cần thiết phải cho bệnh nhân lấy dấu răng (từ thạch cao – alginate – cao su lỏng). Điều này giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí cho bệnh nhân và bác sĩ.

Ngoài ra với in 3D mô hình xương hàm, bệnh nhân sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về tình trạng của mình do đó việc điều trị của các bác sĩ sẽ dễ dàng được sự chấp thuận, hợp tác của bệnh nhân.

Quá trình tạo ra mô hình xương hàm mặt 3D như sau:

  • Bệnh nhân tiến hành chụp CT Scanner
  • Dựng mô hình xương hàm mặt 3D bằng phần mềm chuyên dụng
  • Bóc tách xương theo cơ địa của người việt nam
  • Tách hàm trên và hàm dưới (đảm bảo khối cầu – mặt răng để đảm bảo khơp cắn – nhai)
  • Tạo mô hình xương hàm, mặt bằng máy in 3D (tùy theo yêu cầu của bác sĩ mà tái tạo hàm dưới, hàm trên hay cả khuôn mặt) – tỷ lệ 1:1
  • Xử lý bề mặt mô hình

Việc xử lý mô hình xương 3D từ phim chụp CT Scanner đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Vì dây là công việc đòi hỏi độ chính xác rất cao. Hình chup CT khi được dựng bằng phần mềm chuyên dụng phải được xem xét rất chi tiết và được điều chỉnh các thông số của phần mềm cho phù hợp với cơ địa, cấu trúc xương của người việt nam, phù hợp cho từng cá nhân, ở độ tuổi, giới tính …. việc làm này có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của mô hình 3D sau khi in. Sau khi hoàn tất các công đoạn xử lý, file in 3D sẽ được máy in 3D chuyên dụng tạo dựng thành vật thể 3D với chất liệu nhựa sinh học (PLA, resin …). Sau đó, kỹ thuật viên sẽ phải kiểm tra lại độ chính xác của bề mặt răng, khối cầu (khớp cắn – nhai), kiểm tra độ chính xác về kính thước mô hình so với hình chụp gốc bằng các máy đo chuyên dụng rồi mới chuyển cho bác sĩ để xử lý.

(Tổng hợp)

Trở lại đầu trang